“Nhân Cách” Của Một Con Người.?

Mục sư – Giáo sĩ. Huỳnh Quốc Bình

Vóc dáng của một người dù được những người chung quanh cho là đẹp hay “xấu” thì đó chỉ là bề ngoài, nhưng nét đẹp bên trong mới là điều đáng nói. Đây không phải là tiêu chuẩn do người viết đặt ra mà là của người đời và của các tôn giáo. Nói đến nét đẹp bên trong là nói đến nét đẹp trường tồn và đó là nhân cách của một người. Nhân cách được tiềm ẩn bên trong của một con người mà chức tước, địa vị hoặc bạc tiền không thể đổi được và cũng không quyền lực nào lấy nó ra khỏi người đó được.

https://youtu.be/UwIHicvmqH0
Ông Hoàng Kiều


Có người cho rằng: “Nhân cách thuộc kết quả của quá trình học vấn. Kiến thức, kinh nghiệm là phương tiện để con người đạt đến nhân cách cao. Dù vậy, có trường hợp một người có kiến thức phong phú, nhưng nhân cách thì kém; cũng có trường hợp kiến thức kém nhưng nhân cách rất cao…”
Trong xã hội, người ta có thể mua quan, bán chức, hoặc mua bằng, bán cấp… Nhưng nhân cách thì không thể mua bán, mà trái lại mỗi người phải tự trau giồi và gìn giữ nó. Người đời hay lẽ đạo của các tôn giáo đều dạy con người về ý niệm “trau giồi đức hạnh” chứ không ai dạy mua bán “đức hạnh” hoặc có ai đủ tư cách để ban bố “đức hạnh” hay “nhân cách” cho người khác, hay tự phong cho chính mình.


Người đời đã từng nói “Chiếc áo không làm nên nhà tu”. Cho nên người ta không thể đánh giá nhân cách của người khác khi nhìn vào vóc dáng hoặc địa vị, chức tước của người đó trong xã hội, hay phẩm trật trong các tôn giáo. Muốn biết rõ về nhân cách của một người, không thể một sớm một chiều, mà phải là một quá trình dài và qua nhận xét nghiêm chỉnh, khách quan của những người tử tế khác.


Trong các tôn giáo, bộ phận giáo quyền chỉ có thể “đốt đầu”, hoặc “rờ đâu” hoặc “đặt tay cầu nguyện” để “ban chức”, để “tấn phong” hay “thụ phong” phẩm trật tôn giáo cho một cá nhân nào đó… Nhưng những thủ tục đó không thể tạo ra nhân cách cho một tu sĩ chân chính… Mà chính cá nhân đó phải tự “trau giồi đức hạnh” và phải “tự khắc khe” với chính bản thân mình, để có thể đạt được chân thiện mỹ mà các tôn giáo mong đợi con người nên làm theo hay phải làm theo.

Ông Hoàng Kiều


Khoảng Thập Niên 90, một nhà báo Việt Nam từng đọc một số bài viết của tôi và cắc cớ hỏi tôi rằng: Theo ông, thế nào là một người tốt? Và tôi đã trả lời rằng: “Người được xem là tốt, là người chưa bị lộ những điều xấu”. Ông nhà báo cười và hỏi tôi: “Có phải anh quá triết lý không?”


Tôi trả lời là “không”. Thật sự thì tôi chỉ căn cứ vào Thánh Kinh để nói ra câu đó. Bởi sách trong Kinh Thánh, sách Romans 3:10a đã chép: “như có chép rằng: Chẳng có một người công chính nào hết, dẫu một người cũng không” (As it is written: “There is no one righteous, not even one…)


Nói về chuyện tốt xấu, hay nhân cách của một người, trước đây tôi từng cho rằng, nếu chúng ta là người tốt thì cho dù có năm bảy tờ báo hay vài cái đài phát thanh “lăng nhục” chúng ta thì bản chất thật của chúng ta vẫn là tốt. Và nếu chúng ta thuộc thành phần xấu thì cho dù có năm bảy cái đài phát thanh và vài chục tờ báo ca tụng chúng ta đi nữa, thì bản chất thật xấu của chúng ta không thể trở thành tốt…


Ai cũng có thể đồng ý rằng, những đồng tiền thật cho dù có bị giẵm đạp dưới chân thì nó vẫn là đồng tiền thật, còn đồng tiền giả tuy có để nó trên kệ đi nữa, thì nó vẫn là những tờ giấy lộn, là tiền giả, không giá trị gì cả. Là người thật sự có nhân cách, cho dù mình có bị người khác lăng nhục thì bản chất thật của mình vẫn là người có nhân cách, chứ không phải do mình có “đồng minh” bênh vực hay ca tụng mình.


Người có nhân cách không tự mình cho mình là người cao trọng hơn người khác, mà hãy để cho người khác đánh giá mình là có thật sự cao trọng hay không. Vậy mà có lắm người cứ muốn làm “thầy đời” thiên hạ, thích làm “chị hai”, hay “anh cả” người khác, với dụng ý khoe khoang mình là người quan trọng. Điều này nó vừa khôi hài và cũng vừa đáng tội nghiệp hơn là đáng trách, bởi những kẻ kém đức và thiếu tài thường có thái độ trịch thượng hay ta đây; mà thái độ này thường phát sinh từ sự mặc cảm thua kém người khác.


Trong giáo lý của Thiên Chúa giáo (Công Giáo và Tin Lành) và Phật Giáo đều dạy về đức tính khiêm nhường hay khiêm tốn. Dù vậy không ít con dân Chúa hay Phật tử lại hết sức kiêu ngạo. Thông thường, người có nhân cách, người thật sự giỏi hay thật sự có khả năng vượt bực, lại tỏ ra khiêm tốn hay khiêm nhường… Trong khi đó, những kẻ thiếu năng lực, kém tài, vô đức… Thì lại thích ba hoa nhiều lời, cao ngạo, khoe khoang, khích người khác tâng bốc, cho dù những lời tâng bốc đó rất xa sự thật.


Kể từ ngày 30-4-75 đến giờ, bên Việt Nam có nhiều điều nghịch lý lắm. Bọn cướp trong đảng VC thì chễm chệ ngồi xử phạt người tử tế, lương thiện. Bọn bán nước thì được cai trị đất nước còn người yêu nước lại phải vào tù vì cái tội yêu nước. Một chuyện khác tuy “khó tin, nhưng có thật” đó là bọn VC đội lốt tu sĩ, hoặc loại tu sĩ thiếu bi, trí, dũng của Đức Phật, đã “phong thánh” cho Hồ Chí Minh, bằng cách đúc tượng đương sự là một tên đại gian ác, một kẻ bán nước cầu vinh, mang vào chùa để cho bá tánh vái lạy và thần thánh đương sự. Dĩ nhiên dù VC cố tình làm điều khôi hài đó, nhưng bọn chúng không thể tạo được “nhân cách” cho HCM, cho dù ông ta còn sống hay đã chết.


Cũng ở trong nước, Vũ Kiều Trinh là con gái của Vũ Văn Hiến, nguyên Uỷ viên trung ương đảng VC, tổng giám đốc đài truyền hình VC. Kiều Trinh “dạy đời thiên hạ” về nhân cách và văn hóa trên chương trình “Văn hóa dân tộc” của Đài truyền hình Việt Nam VTV. Năm 2001, Kiều Trinh đã bị bắt vì tội ăn cắp mỹ phẩm trị giá 400 Mỹ kim trong một siêu thị tại thành phố Orebro, Thụy Điển. Cha cô can thiệp bằng một giấy chứng nhận cô bị tâm thần để cô khỏi ngồi tù. Năm 2006, Kiều Trinh được đi công tác bên nước Anh, cô lại đánh cắp chiếc máy ảnh, vì bệnh “tâm thần tái phát” và cha cô phải cứu cô bằng tờ giấy của bác sĩ chứng nhận bệnh “tâm thần” của cô. Vậy mà năm 2009, Kiều Trinh với “bệnh tâm thần” này được kết nạp đảng VC và được đề bạt làm “trưởng phòng văn hóa dân tộc Ban thời sự”.


“Nhân cách” của người cộng sản hay VC là thế đấy, chắc không ai còn lạ gì điều đó, nhưng điều đáng bận tâm là tại hải ngoại này, hay tại Hoa Kỳ, có những người nhận mình là tỵ nạn VC lại đánh mất nhân cách của chính mình khi vô cớ lên tiếng miệt thị người Quốc Gia chống cộng, mà đáng nói nhất là ông Nguyễn Cao Kỳ. Khi còn sống, ông Kỳ đã có lời lẽ miệt thị người Quốc Gia chống cộng để lấy điểm tụi VC.  Nay ông Kỳ đã qua đời nhưng những kẻ đội ông trên đầu đã học thói trịch thượng của ông để vô cớ miệt thị những người lính Việt Nam Cộng Hòa theo kiểu “quơ đũa cả nắm”. Ông Kỳ và đàn em của ông ta đã quên rằng “nhân cách” của họ, nếu có, đã mất sạch trước con mắt của những người tử tế.


Những kẻ có học, được người tỵ nạn bỏ phiếu bầu cho họ vào guồng máy chính quyền bản xứ, thay vì làm những việc ích nước, lợi dân thì họ lại có những hành động và lời nói có lợi cho bọn VC và Việt gian. Bọn này chẳng những không còn nhân cách mà sớm hay muộn gì cũng sẽ bị “trừng phạt” bởi những lá phiếu của những người tỵ nạn tử tế.


Hãy tạm quên đi chuyện cô Kiều Trinh trẻ tuổi của bọn VC, là kẻ ăn cắp siệu thị, mà hãy nói đến “bà cụ” diễn viên điện ảnh “Kiều Trinh” của người “Quốc Gia” ở Hoa Kỳ, người mà trước 1975 từng được xem là “mỹ nhân”, từng nổi tiếng ở Hollywood, vậy mà chỉ vì tham tiền, háo danh, muối mặt làm lợi cho VC bán nước, chối bỏ căn cước tỵ nạn của mình, đã từng bị công luận kết án nặng nề. Điều này cho thấy vẻ đẹp bên ngoài cho dù đến già, đến chết cũng không thắng nổi cái nết bên trong của con người, mà ngay ở phần đầu bài viết, chúng ta gọi đó là “nhân cách”.


Đối với những ai lợi dụng chức cha, sư hay thầy mà lại thích làm những chuyện “thầy chạy”, hoặc vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ hay chính quyền bản xứ, thì trước sau cũng sẽ bị luật pháp trừng trị. Mà cho dù bọn gian tà này có thoát khỏi luật pháp của con người nhưng bọn chúng sẽ không thoát được lưới Trời khi bọn chúng không còn nhân cách bên trong.


Chưa hết, hiện nay tại hải ngoại người ta phải chứng kiến hình ảnh một người Việt Nam được xem là tỷ phú tại Hoa Kỳ, bởi đương sự có hằng tỷ đô-la trong tay, nhưng rất tiếc lại là kẻ vô cùng nghèo nàn về nhân cách. Gần đây đương sự thường xuất hiện với trang phục lòe loẹt, cử chỉ nhố nhăng và luôn có lời nói hổn xược với người khác y như một tên vô lại. Tôi nghĩ những ai nhận mình là “trí thức” là chống cộng, đừng để đương sự có cớ xúc phạm anh em mình là những người chống cộng, nữa. Hãy xa lánh tên nhà giàu đầy kịch tính đó.


Bài viết này người viết muốn trân trọng mời quý đọc giả viết tiếp cho phần kết luận. Xin phép được ngừng tại đây. Hôm nào có thêm giờ, tôi sẽ viết tiếp….!

Huỳnh Quốc BìnhEmail: huynhquocbinh@yahoo.com

Bài Khác